Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Điều cần biết về đội mũ bảo hiểm chính hãng

Có rất nhiều góc độ để nhìn và đánh giá việc mũ bảo hiểm chính hãng, tôi cho rằng mọi ý kiến đều hợp lý và các nhà quản lý cũng nên tham khảo để đưa ra quyết định sao cho phù hợp và được lòng dân nhất. Trong cuộc sống chúng ta có rất nhiều thứ mà ta cần bảo vệ.

 

mũ bảo hiểm chính hãng, hoa giấy nghệ thuật, mẫu rèm cửa đẹp, xe cộ

Điều cần biết về đội mũ bảo hiểm chính hãng

 


Chẳng bạn như bản thân mình

Nhưng làm sao để có thể bảo vệ được bản thân thì có sự giúp đỡ rất lớn của mũ bảo hiểm

Bây Giờ tả thử phân tích tý xíu về nón nhé!

Sau khi đọc và phân tích các bài viết của các , chúng ta thấy có nhiều người ủng hộ việc đội mũ bảo hiểm chính hãng nhưng cũng có nhiều người phản đối. Có rất nhiều góc độ để nhìn và đánh giá việc này, tôi cho rằng mọi ý kiến đều hợp lý và các nhà quản lý cũng nên tham khảo để đưa ra quyết định sao cho phù hợp và được lòng dân nhất.

Tuy nhiên tôi cũng xin đưa ra ý kiến của việc bắt buộc đội mũ bảo hiểm trong thành phố Hà Nội với góc nhìn khác như sau:

1. Cái được của việc đội mũ bảo hiểm:
- Đảm bảo an toàn tính mạng cho người điều khiển khi chẳng may bị tai nạn
- Che mưa, che gió, che nắng...
- Tránh được các vụ tai nạn, gây rối trật tự công cộng, tắc đường vào các buổi tối
- Tăng thu nhập cho các nhà máy sản xuất mũ bảo hiểm
- Tạo điều điện cho người dân sử dụng các phương tiện giao thông công cộng

2. Cái không được của đội mũ bảo hiểm
- Giảm doanh thu của các nhà sản xuất mũ, nón...
- Các cửa hàng gội đầu, dưỡng tóc sẽ vắng khách hơn
- Nạn trộm cắp cướp giật mũ bảo hiểm sẽ xảy ra nhiều
- Giá trông xe sẽ cao hơn vì còn phải trông cả mũ
- Và điều quan trọng là vào các buổi tối đường phố Hà Nội sẽ vắng hơn vì đội mũ bảo hiểm mà đi hóng mát thì có vẻ không hợp lý

Tóm lại: Mũ bảo hiểm không thể thiếu khi lưu thông trên đường nói đến xe cộ đặc biệt là xe máy thì không thể thiếu mũ bảo hiểm an toàn nhưng theo từng quan điểm của mỗi người thì việc đội mũ bảo hiểm đều có cái được và chưa được nhưng đã là quy định thì mọi cá nhân tập thể đều phải tuân theo.

Những mẫu hoa giấy nghệ thuật đẹp nhất chỉ có tại đây.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2015

“Thần dược” tai biến dùng 1 lần phòng bệnh cả đời

Nhiều người dân ở ngoại thành Hà Nội đang tin dùng bài thuốc chữa bệnh đột quỵ, tai biến chỉ với… 30.000 đồng. Thậm chí, trên mạng xã hội còn lan truyền nhau cách “bào chế thần dược” để phòng bệnh mà chỉ cần “dùng 1 lần duy nhất” có thể tránh được đột quỵ suốt cuộc đời.


“Thần dược” tai biến dùng 1 lần phòng bệnh cả đời


Đua nhau “bào chế” vì lời đồn… phòng bệnh cả đời

Tìm về thôn Ngãi Cầu, xã An Khánh (Hoài Đức, Hà Nội), chúng tôi được tận mắt chứng kiến công đoạn “bào chế thần dược” của người dân nơi đây. Ông Bùi Thế Dũng (64 tuổi) cho biết: “Tôi biết cách làm bài thuốc này từ mấy năm trước nhưng đến bây giờ khi thấy nhiều người chế tôi mới làm thử”.

“Người ta mách tôi, chỉ cần dùng hạnh nhân 10g, chi tử 10g, đào nhân 10g, nếp 10 hột, tiêu 10 hột. Sau đó, giã nhuyễn tất cả và trộn đều. Buổi tối trước khi ngủ, lấy lòng trắng một quả trứng gà trộn thêm vào, sau đó đắp vào lòng bàn chân, lấy vải bó lại. Nam đắp bên chân trái, nữ đắp chân phải mới hiệu quả”, ông Dũng cho biết.

Ông Dũng khẳng định, đây là bài thuốc tốt nhất hiện nay để phòng bệnh tai biến, đột quỵ. “Khi đã đắp thuốc mà bị tai biến giật méo miệng, lưỡi co rút không nói được thì lấy kim châm hai dái tai, nặn máu ra. Chỉ ít phút sau sẽ trở lại bình thường. Còn nếu bị tai biến co giật chân, tay thì lấy kim châm mười đầu ngón tay, nặn máu ra là khỏi”, ông Dũng quả quyết.

Giá cho mỗi lần đắp miếng bài thuốc “thần dược” này được ông Dũng nhẩm tính khoảng 30.000 đồng. Thấy rẻ mà sự hiệu quả đã được… đồn thổi, ông Dũng cũng tự “bào chế” thêm một miếng cao để dán cho vợ là bà Nguyễn Hoài Hảo (63 tuổi).

“Mình có tuổi rồi nên việc phòng bệnh hơn chữa bệnh phải được đặt lên hàng đầu. Không riêng vợ chồng tôi mà nhiều người ở làng này đã áp dụng”, ông Dũng tự hào về cách làm bài thuốc phòng đột quỵ, tai biến mà mình vừa học được.

Là người từng áp dụng cách làm này, bà Chu Thị Lê (60 tuổi) ở xã An Khánh cho rằng: “Sau khi trộn đều các vị thuốc này cùng lòng đỏ trứng gà để đắp vào gan bàn chân thì qua một đêm gan bàn chân để lại màu xanh thẫm như màu mực. Như vậy là bài thuốc đã có tác dụng “hút chất độc” ra khỏi người của mình”.

Còn bà Chu Thị Liên (61 tuổi ở cùng xã) cũng cho hay: “Thời gian đắp thuốc vào gan bàn chân là một đêm đủ 10 tiếng. Không biết có phòng bệnh được không nhưng sáng mai thấy người khoan khoái, thoải mái lắm”.

Thất vọng với…“thần dược”

Trái ngược với niềm tin tuyệt đối của nhiều người dân huyện Hoài Đức, ông Phùng Văn Tuấn (73 tuổi) ở thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội kể lại, vì thấy thuốc rẻ mà được đồn thổi hiệu quả nên ông bảo con trai mua về “bào chế” cho mình để dùng thử với hy vọng phòng được đột quỵ. Tuy nhiên, đắp thuốc xong, hiệu quả chưa thấy đâu mà ngay tại điểm bó thuốc xuất hiện một vết đen lớn. Ông Tuấn dùng mọi cách tẩy rửa nhưng không tài nào tẩy hết vết đen.

Còn bà Nguyễn Thị Hiên (64 tuổi) chia sẻ: “Tôi thấy tác dụng của bài thuốc này là vô lý. Ông nhà tôi cũng dán lá cao có chứa hỗn hợp thuốc đó nhưng khi bị tai biến, xử lý theo cách trích nặn máu nhưng không khỏi. Vì bệnh tiến triển nặng quá nên năm ngoái, ông ấy đã qua đời”.

Bà Hiên cho biết thêm: “Tuần trước, chị gái tôi là Nguyễn Thị Chi (67 tuổi) thấy có dấu hiệu của bệnh cao huyết áp. Lo sợ bị đột quỵ, tai biến nên cũng đi mua các vị thuốc này về đắp thuốc đến lần thứ 3 nhưng không thấy có tác dụng. Mấy đứa cháu phải đưa đi bệnh viện khám và mua thuốc về điều trị hỗ trợ phòng chống bệnh tai biến nên giờ đây sức khỏe của chị ấy mới tốt hơn”.

Không có thuốc dùng một lần trị tiệt bệnh cả đời

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS. Nguyễn Đức Thắng (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền) cho biết, thời gian gần đây ông được rất nhiều người bệnh hỏi về bài thuốc tự chế để buộc vải đắp vào gan bàn chân để phòng bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não.

“Cao huyết áp, tai biến mạch máu não là những bệnh thường gặp và khá nguy hiểm nếu như chúng ta không biết cách đề phòng cũng như xử trí không đúng khi có sự cố. Cao huyết áp còn gọi là căn bệnh giết người thầm lặng, vì thế mọi người không thể xem nhẹ và coi một bài thuốc quá đơn giản như “thần dược”, BS. Nguyễn Đức Thắng chia sẻ.

Khi nghe tên những vị thuốc mà người dân tự mua về làm thuốc, BS. Thắng khẳng định: “Trong Đông y không có bài thuốc tương tự như trên, chỉ có các bài thuốc có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ sức khoẻ, góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ tốt hơn, giúp bệnh nhân giảm thiểu khả năng xảy ra tai biến mạch máu não với điều kiện phải sử dụng đúng theo sự giám sát của thầy thuốc và được kiểm tra kỹ lưỡng các xét nghiệm cận lâm sàng”.

“Có nhiều cách để điều trị và phòng tránh căn bệnh tai biến. Tôi cũng đã khuyên nhiều người nên tìm đến các cơ sở y tế để khám và nghe tư vấn của người có chuyên môn.

Chúng ta cần quan tâm thường xuyên đến huyết áp, mạch máu của mình, vì theo năm tháng, tuổi tác và tác động của môi trường sẽ làm thay đổi cơ thể vì thế không có chuyện thuốc dùng một lần mà phòng bệnh cả đời.

Mọi người nên tỉnh táo, không nên thử làm theo khi nghe truyền miệng những bài thuốc thiếu cơ sở khoa học như trên vì chắc chắn rằng nó sẽ không mang lại kết quả và đôi khi còn phản tác dụng”, BS Nguyễn Đức Thắng khuyến cáo.

Có thể chết oan vì tin… “thần dược”

Bàn về vấn đề này, BS.ThS. Hoàng Khánh Toàn, Khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội 108 cho biết: Trong y học cổ truyền, không có một bài thuốc nào chỉ cần đắp lòng bàn chân một lần lại có khả năng chữa hay chống những chứng bệnh cấp tính, nguy hiểm như trúng phong.

Ở Nhật, người ta đã bào chế các miếng dán có tẩm dược liệu thiên nhiên nhằm giúp cơ thể đào thải các chất độc qua da ở lòng bàn chân nhưng cũng phải sử dụng với liệu trình nhiều tuần, nhiều tháng mới đạt hiệu quả ở mức độ nhất định.

“Việc loan truyền một bài thuốc, chưa trải qua kiểm tra lâm sàng, chưa qua nghiên cứu khoa học là hết sức nguy hiểm. Nhất là đối với những người bệnh cả tin, không thăm khám tại bệnh viện chỉ dùng loại thuốc đồn thổi khiến bệnh tiến triển nặng, có thể dẫn đến tử vong một cách oan uổng”, bác sỹ Toàn đưa ra lời khuyên.

Theo Cao Tuân

Thứ Ba, 3 tháng 11, 2015

Ðể dùng thuốc hạ sốt tại nhà đúng và an toàn

Lên cơn sốt cao sẽ làm rối loạn sinh lý của nhiều cơ quan, hệ thống, phải dùng thuốc hạ sốt. Đó là các yêu cầu cấp bách trong các tình huống gia đình.


sức khỏe, suc khoe, suc khoe va cuoc song, sức khỏe và cuộc sống

Ðể dùng thuốc hạ sốt tại nhà đúng và an toàn cho sức khỏe

Chọn thuốc nào?

Trước hết, trong các thuốc cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình, thuốc hạ sốt là thuốc đầu bảng bạn cần phải dự trữ. Có hai lý do: sốt là một phản ứng cấp tính dễ dàng gây ra biến chứng với trẻ em và người già. Vì thế chúng ta cần khẩn trương hạ sốt ngay khi có nguy cơ sốt sẽ lên quá cao vì để lâu sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Lý do nữa đó là thuốc hạ sốt lại tương đối an toàn và dễ dùng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng. Nên bạn rất cần thiết chuẩn bị thuốc này sẵn sàng để dùng khi cần.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số đối tượng chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất bạn nên chọn paracetamol.

Ưu điểm của loại này: tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Cách mua

Khi mua thuốc, bạn thường được dược sĩ giới thiệu nhiều loại để bạn lựa chọn cho cùng một loại thuốc paracetamol. Chung quy lại có một số loại sau đây:

Loại paracetamol đơn thuần: Loại này chỉ có tác dụng hạ sốt và kháng viêm nhẹ, có tác dụng hạ sốt rất mạnh, thích hợp dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt virus. Người bán thuốc hay gọi là efferalgan xanh.

Loại có kết hợp với codein: Loại này vừa có tác dụng hạ sốt, vừa có tác dụng chống đau đầu, thích hợp với người lớn bị sốt do bị nhiễm virus, sốt có kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ khớp. Người bán thuốc hay gọi là effralgan đỏ.

Loại có kết hợp với chlorpheniramine: Loại này thích hợp với các loại sốt do cúm, do viêm họng, viêm đường hô hấp.

Thuốc hạ sốt dạng viên nén: thích hợp với người lớn và người già, loại dạng gói bột, viên đạn, cao dán thích hợp với trẻ em. Như vậy, tùy thuộc vào gia đình bạn có những thành viên nào mà chúng ta lựa chọn dạng thuốc dùng cho phù hợp.

Nếu nhà bạn chỉ toàn người lớn: bạn nên mua efferalgan xanh và đỏ. Tùy từng trường hợp mà dùng cho thích hợp. Dạng này bào chế với hàm lượng 500 mg. Bạn có thể mua mỗi thứ 1 vỉ, gồm 4 viên.

Nếu nhà bạn có trẻ em: bạn nên mua thêm hai loại khác, bao gồm: thuốc dạng gói bột có hương vị cam, chanh, dâu… (hoặc cao dán) và dạng viên đạn. Khi trẻ có thể uống được thì pha gói cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, đỡ phải dùng liều cao hơn. Còn nếu trẻ sốt li bì, không uống được, hay nôn trớ, bạn có thể dùng cao dán hoặc dùng viên đạn nhét hậu môn. Dùng viên đạn là đơn giản nhất. Lưu ý, thuốc dùng cho trẻ em lúc này dùng theo dạng hàm lượng chi tiết cụ thể. Dạng gói bột được bào chế dưới hai hàm lượng: 80 mg và 250 mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12 kg, tức là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi. Dạng 250mg dùng cho trẻ từ 13-50 kg, tức là trẻ từ 2 – 15 tuổi.

Dạng viên đạn được bào chế với 3 hàm lượng: 80 mg, 150 mg và 300 mg. Dạng 80 mg dùng cho trẻ từ 4-6 kg, tức là trẻ từ 1-5 tháng tuổi. Dạng 150 mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12 kg, tức là từ 6 tháng-1 tuổi. Dạng viên đạn 300 mg dùng cho trẻ từ 13-24 kg, tức là trẻ từ 2-9 tuổi.

Cách dùng

Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau: Khi trong gia đình có người sốt từ 390C thì bạn đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Với trẻ em khi sốt trên 38,50C thì bạn nên dùng ngay vì tốc độ sốt của trẻ đến 390C, 400C là rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.

Thông thường, cách dùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn thì nên dùng liều 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em thì nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng một gói hoặc một viên đạn. Không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Một số trường hợp đặc biệt đó là thuốc không có tác dụng hạ sốt. Vậy làm thế nào để nhận ra điều này. Trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ một lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Không dùng một ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.

Các trường hợp cần phải cho đi viện: sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-410C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay) sốt, có dùng thuốc nhưng bị dị ứng.

Đặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu thấy dị ứng, không dùng thuốc với người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia. Khi đó, có sốt, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn tintuc.vn