Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Dầu tỏi GARLIC OIL

Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp do vi rút, các trường hợp ho và cảm cúm dai dẳng. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm cúm thông thường.

Dầu tỏi GARLIC OIL


Công dụng:

Giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị một số bệnh về đường hô hấp do vi rút, các trường hợp ho và cảm cúm dai dẳng. Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị cảm cúm thông thường.
Giúp giảm cholesterol máu, ngăn ngừa xơ vữa mạch, cao huyết áp, gan nhiễm mỡ.
Giúp giảm chướng bụng, đầy hơi, ăn uống khó tiêu.
Chú ý:

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Ngừng sử dụng khi không dung nạp, hoặc quá mẫn với một trong các thành phần trong công thức.
Đối tượng sử dụng: Người lớn và trẻ em uống để tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm cúm, cholesterol máu cao, gan nhiễm mỡ.

Cách dùng:

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi. Ngày uống 4 – 6 viên; chia làm 2 lần. Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi uống ngày 2 – 4 viên; chia làm 2 lần.

Hạn sử dụng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản: Dùng xong đậy kín nắp, để nơi khô, thoáng mát, tránh ánh sáng.

Theo dantri

Chuối ngăn chặn virus AIDS, “khắc tinh” của virus viêm gan C

Theo một nghiên cứu mới đây, thuốc sản xuất từ loại trái cây này không chỉ ngăn chặn virus AIDS, mà còn tiêu diệt virus viêm gan C.

Chuối ngăn chặn virus AIDS, “khắc tinh” của virus viêm gan C


Đây là một bước tiến của công trình nghiên cứu này, loại thuốc mới hứa hẹn sẽ giúp loài người phòng chống được những căn bệnh được đánh giá là nguy hiểm nhất. Các nhà khoa học đã tìm ra công dụng của một loại lectin được gọi là BanLec, trước đó, BanLec đã được tìm thấy từ năm 2011. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, những người tham gia nghiên cứu chỉ mới kết luận rằng, hoạt chất này sẽ là một tiềm năng lớn trong điều trị AIDS ở tương lai.

Mới đây, các nhà nghiên cứu đã chính thức lên tiếng khẳng định về công dụng của BanLec thông qua thử nghiệm trên chuột. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh chuối có khả năng chống lại các loại virus nguy hiểm như cúm, viêm gan C, AIDS… hoàn toàn không gây kích ứng hay bất kỳ một tác dụng phụ nào.

Trong các thử nghiệm trên chuột, nhóm nghiên cứu sử dụng thuốc H84T (sản xuất từ BanLec), kết quả cho thấy tình trạng bệnh có tiến triển tích cực vượt trội so với các loại thuốc khác.

Thậm chí, các nhà nghiên cứu còn cho rằng, loại thuốc này có thể điều trị Ebola trong tương lai không xa. Tuy nhiên, họ cũng nhấn mạnh: Ăn chuối thường xuyên không phải là phương pháp trị bệnh hiệu quả, quan trọng là chất hóa học được tìm thấy sau khi được tổng hợp thành thuốc.

Giáo sư Wendy Barclay (Cao đẳng Imperial, London) đánh giá đây là một chiến lược trong việc chống lại những loai virus nguy hiểm và là một bước tiến của nền Y học hiện đại. Tuy nhiên, ông khẳng định: “Vẫn còn rất nhiều khó khăn trong việc đưa loại lectin này vào sử dụng rộng rãi tại các bệnh viện, chúng ta cần thêm thời gian xem xét trước khi thử nghiệm chính thức trên cơ thể con người”.

Thuốc kháng sinh gây tăng cân cho cơ thể

Trẻ em được uống nhiều kháng sinh sẽ tăng cân nhanh hơn ở tuổi vị thành niên và ảnh hưởng tiêu cực đến cân nặng lúc trưởng thành so với trẻ uống ít hoặc không uống.

Thuốc kháng sinh gây tăng cân cho cơ thể


Đây là nghiên cứu của Trường sức khỏe công cộng Bloomberg thuộc ĐH Johns Hopkins (Mỹ) công bố trên báo International Journal of Obesity.

Các nhà nghiên cứu đã phân tích dữ liệu sức khỏe của gần 164.000 trẻ 3-8 tuổi thu thập từ năm 2001 đến 2012. Các yếu tố được chú ý là chiều cao, cân nặng, chỉ số khối cơ thể, lịch sử dùng kháng sinh.

Kết quả cho thấy khoảng 21%, tương đương 300.000 trẻ đã được cho dùng kháng sinh từ bảy đợt trở lên. Đến tuổi 15, số trẻ này trung bình nặng hơn 1,5 kg so với những trẻ không dùng kháng sinh.

Lý do theo các nhà nghiên cứu, có thể là trong khi giết các vi khuẩn gây bệnh thì kháng sinh cũng tiêu diệt luôn các vi khuẩn cần thiết cho việc tiêu hóa thức ăn và dẫn đến tăng cân.

Theo GS Brian Schwartz tại Trường sức khỏe công cộng Bloomberg, với trẻ uống nhiều kháng sinh lúc nhỏ, số lượng cân nặng tăng lúc tuổi vị thành niên có thể không lớn nhưng kháng sinh có ảnh hưởng lâu dài và phức tạp đến cân nặng và sức khỏe lúc trưởng thành.

Ảnh hưởng của kháng sinh đến cân nặng được biết đến từ thập niên 1950 và là một lý do ngành công nghiệp chăn nuôi cho kháng sinh vào thức ăn cho vật nuôi.

Theo dantri

Ðể dùng thuốc hạ sốt tại nhà đúng và an toàn

Lên cơn sốt cao sẽ làm rối loạn sinh lý của nhiều cơ quan, hệ thống, phải dùng thuốc hạ sốt. Đó là các yêu cầu cấp bách trong các tình huống gia đình.

Ðể dùng thuốc hạ sốt tại nhà đúng và an toàn


Chọn thuốc nào?

Trước hết, trong các thuốc cần chuẩn bị trong tủ thuốc gia đình, thuốc hạ sốt là thuốc đầu bảng bạn cần phải dự trữ. Có hai lý do: sốt là một phản ứng cấp tính dễ dàng gây ra biến chứng với trẻ em và người già. Vì thế chúng ta cần khẩn trương hạ sốt ngay khi có nguy cơ sốt sẽ lên quá cao. Lý do nữa đó là thuốc hạ sốt lại tương đối an toàn và dễ dùng, có thể tự dùng tại nhà mà ít khi gây ra những phản ứng đặc biệt nghiêm trọng. Nên bạn rất cần thiết chuẩn bị thuốc này sẵn sàng để dùng khi cần.

Thuốc hạ sốt trên thị trường rất nhiều loại với các dạng khác nhau. Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ lựa chọn loại nào. Trong các tình huống thông thường, khuyên bạn nên chọn paracetamol (còn gọi là acetaminophen). Trên thị trường còn một loại thuốc hạ sốt nữa là aspirin nhưng loại này khó dùng hơn và có một số đối tượng chống chỉ định. Vì thế, tốt nhất bạn nên chọn paracetamol.

Ưu điểm của loại này: tác dụng nhanh, an toàn, ít có biến chứng, hiệu lực hạ sốt mạnh và dễ sử dụng.

Cách mua

Khi mua thuốc, bạn thường được dược sĩ giới thiệu nhiều loại để bạn lựa chọn cho cùng một loại thuốc paracetamol. Chung quy lại có một số loại sau đây:

Loại paracetamol đơn thuần: Loại này chỉ có tác dụng hạ sốt và kháng viêm nhẹ, có tác dụng hạ sốt rất mạnh, thích hợp dùng hạ sốt cho trẻ bị sốt do mọc răng, sốt phát ban, sốt virus. Người bán thuốc hay gọi là efferalgan xanh.

Loại có kết hợp với codein: Loại này vừa có tác dụng hạ sốt, vừa có tác dụng chống đau đầu, thích hợp với người lớn bị sốt do bị nhiễm virus, sốt có kèm theo đau đầu, đau mỏi cơ khớp. Người bán thuốc hay gọi là effralgan đỏ.

Loại có kết hợp với chlorpheniramine: Loại này thích hợp với các loại sốt do cúm, do viêm họng, viêm đường hô hấp.

Thuốc hạ sốt dạng viên nén: thích hợp với người lớn và người già, loại dạng gói bột, viên đạn, cao dán thích hợp với trẻ em. Như vậy, tùy thuộc vào gia đình bạn có những thành viên nào mà chúng ta lựa chọn dạng thuốc dùng cho phù hợp.

Nếu nhà bạn chỉ toàn người lớn: bạn nên mua efferalgan xanh và đỏ. Tùy từng trường hợp mà dùng cho thích hợp. Dạng này bào chế với hàm lượng 500 mg. Bạn có thể mua mỗi thứ 1 vỉ, gồm 4 viên.

Nếu nhà bạn có trẻ em: bạn nên mua thêm hai loại khác, bao gồm: thuốc dạng gói bột có hương vị cam, chanh, dâu… (hoặc cao dán) và dạng viên đạn. Khi trẻ có thể uống được thì pha gói cho trẻ uống. Ở dạng này thuốc sẽ được hấp thu tốt hơn, đỡ phải dùng liều cao hơn. Còn nếu trẻ sốt li bì, không uống được, hay nôn trớ, bạn có thể dùng cao dán hoặc dùng viên đạn nhét hậu môn. Dùng viên đạn là đơn giản nhất. Lưu ý, thuốc dùng cho trẻ em lúc này dùng theo dạng hàm lượng chi tiết cụ thể. Dạng gói bột được bào chế dưới hai hàm lượng: 80 mg và 250 mg. Dạng 80mg dùng cho trẻ em có cân nặng từ 5-12 kg, tức là từ khi sinh đến khoảng 1 tuổi. Dạng 250mg dùng cho trẻ từ 13-50 kg, tức là trẻ từ 2 – 15 tuổi.

Dạng viên đạn được bào chế với 3 hàm lượng: 80 mg, 150 mg và 300 mg. Dạng 80 mg dùng cho trẻ từ 4-6 kg, tức là trẻ từ 1-5 tháng tuổi. Dạng 150 mg dùng cho trẻ có cân nặng từ 7-12 kg, tức là từ 6 tháng-1 tuổi. Dạng viên đạn 300 mg dùng cho trẻ từ 13-24 kg, tức là trẻ từ 2-9 tuổi.

Cách dùng

Cách dùng rất đơn giản nhưng phải tuân theo các quy tắc chặt chẽ như sau: Khi trong gia đình có người sốt từ 390C thì bạn đã có thể cho dùng thuốc hạ sốt. Với trẻ em khi sốt trên 38,50C thì bạn nên dùng ngay vì tốc độ sốt của trẻ đến 390C, 400C là rất nhanh. Đây là hai ngưỡng nhiệt độ nguy hiểm.

Thông thường, cách dùng đơn giản với cả người lớn và trẻ em. Với người lớn thì nên dùng liều 2-3 lần/ngày. Mỗi lần 1 viên. Với trẻ em thì nên dùng 3-4 lần/ngày. Mỗi lần dùng một gói hoặc một viên đạn. Không được dùng liên tiếp các liều trong vòng dưới 4 tiếng đồng hồ, ngoại trừ một số trường hợp đặc biệt.

Một số trường hợp đặc biệt đó là thuốc không có tác dụng hạ sốt. Vậy làm thế nào để nhận ra điều này. Trước khi uống thuốc, bạn đo nhiệt độ một lần, đo bằng nhiệt kế thủy ngân, sau đó cho uống thuốc. Nếu sau 30 phút nhiệt độ không giảm có thể cho uống tiếp liều thứ 2. Nếu lần này sốt vẫn không hạ, bạn cần cho đi viện ngay. Không dùng một ngày quá 6 liều quy định liên tiếp.

Các trường hợp cần phải cho đi viện: sốt kéo dài quá 3 ngày, sốt mà dùng thuốc không hạ sốt, sốt quá cao, 40-410C (vừa phải cho dùng thuốc vừa cho đi viện ngay) sốt, có dùng thuốc nhưng bị dị ứng.

Đặc biệt cần lưu ý không dùng thuốc nếu thấy dị ứng, không dùng thuốc với người bị bệnh viêm gan, trẻ em bị bệnh viêm gan vàng da do tắc mật. Các trường hợp này cấm dùng thuốc tại gia. Khi đó, có sốt, phải đưa đi bệnh viện và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Nguồn tintuc

7 loại đồ uống giúp bạn làm giảm chứng đau đầu

Nhức đầu hay đau nửa đầu là một chứng bệnh khá phổ biến ở độ tuổi từ 25 trở đi. Đa phần, những người mắc bệnh đau đầu thường xuyên là do làm việc căng thẳng, áp lực.

7 loại đồ uống giúp bạn làm giảm chứng đau đầu


Đau đầu, đau nửa đầu là một loại nhức đầu gây đau dữ dội. Các triệu chứng ở mỗi người có thể khác nhau. Thay vì uống thuốc giảm đau, có một số loại đồ uống sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn là những viên thuốc đắng ngắt.

Cà phê: Không quá ngạc nhiên khi biết rằng caffeine được sử dụng như một trong những thành phần chính của nhiều loại thuốc nhức đầu như Aspirin và Midol.

Cà phê có khả năng làm giảm cường độ của đau đầu và được xem như thành phần chữa bệnh tốt nhất. Vì vậy, chỉ cần một tách cà phê để giảm bớt chứng đau đầu của bạn.

Bạc hà: Bạc hà có lợi cho những người bị chứng đau đầu và đau nửa đầu liên tục. Hương thơm trong dầu bạc hà giúp kiểm soát sự lưu thông máu trong cơ thể qua đó cung cấp các hiệu ứng nhẹ nhàng.

Trà bạc hà có thể được tiêu thụ để giảm nhức đầu do căng thẳng và cũng có hiệu quả trong điều trị viêm xoang.

Nước lạnh: Mất nước có thể khiến bệnh đau đầu của bạn trầm trọng hơn. Uống một ly nước lạnh trong thời gian đau đầu, điều này giúp bạn tăng lưu lượng máu trong não.

Trà gừng: Gừng đã được sử dụng để chữa bệnh đau đầu từ nhiều thế kỷ. Trà gừng là một biện pháp khắc phục bệnh nhanh chóng. Nó giảm đau đầu rất hiệu quả trong việc ngăn chặn sự đau đớn và tránh bị buồn nôn.

Trà húng quế: Húng quế là một loại thảo mộc có mùi thơm thường được sử dụng để tăng mùi vị cho thực phẩm, cũng được sử dụng để chữa bệnh đau đầu. Các tác dụng của húng quế là làm dịu và giảm đau.

Trà xanh: Các chất chống oxy hóa và chất dinh dưỡng có trong trà xanh kích thích hệ thần kinh và kích hoạt não bằng cách giảm đau đầu do căng thẳng. Các chất caffeine trong trà xanh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đau đầu.

Trà đen: Theo một nghiên cứu, caffeine có trong cà phê và trà có thể làm giảm đau tốt hơn so với thuốc giảm đau. Trà đen với chanh có thể được coi là một biện pháp khắc phục tuyệt vời cho bệnh nhức đầu.

Theo dauhieu

Thuốc điều trị chứng hôi miệng

Chứng hôi miệng là một chứng bệnh rất thường gặp, tuy không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến sự giao tiếp của người mắc bệnh.

Thuốc điều trị chứng hôi miệng

Nguyên nhân do các vấn đề răng miệng

Đây là nguyên nhân chủ yếu, chiếm đến 85% các nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng như:

Vệ sinh răng miệng kém: Việc giữ vệ sinh răng miệng kém làm các thức ăn còn sót lại trong răng miệng, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn phân hủy protein trong thức ăn thành những hợp chất sulfur có mùi hôi.

Các bệnh lý về răng miệng: Các bệnh lý về răng miệng như: viêm lợi, nha chu, sâu răng… cũng là những nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng.

Do khô miệng: Nước bọt trong miệng giúp rửa sạch các loại vi khuẩn ra khỏi miệng. Giảm tiết nước bọt thường xảy ra khi ngủ, nên vào lúc sáng thức dậy miệng thường khô và hôi.

Các nguyên nhân khác:

Do thuốc: Một số loại thuốc gây ra tác dụng phụ khô miệng, do làm giảm tiết nước bọt và gây ra hôi miệng như thuốc kháng histamine, thuốc chống trầm cảm…

Thực phẩm: Một số loại thực phẩm dùng làm gia vị như: hành, tỏi… khi sử dụng nhiều gây ra chứng hôi miệng. Uống nhiều các thức uống chứa cồn, cà phê làm giảm tiết nước bọt cũng gây ra chứng hôi miệng.

Hút thuốc: Hút thuốc lá nhiều sẽ gây ra các bệnh về răng miệng: viêm lợi, nha chu… nên thường gây ra hôi miệng.

Các bệnh lý về đường tiêu hóa (viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, táo bón…), hay các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp (viêm xoang, viêm họng, viêm amidan…) hoặc một số bệnh lý gan, thận, phổi… cũng gây ra chứng hôi miệng.

Thuốc điều trị chứng hôi miệng

Trong điều trị chứng hôi miệng, các loại thuốc được sử dụng tùy theo nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng:

Các dung dịch súc miệng giúp vệ sinh răng miệng, trong thành phần thường có chứa các chất kháng khuẩn như: chlorhexidin, hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide… sẽ làm sạch khoang miệng, loại bỏ các vi khuẩn ra khỏi miệng.

Các thuốc kháng histamin H2 (cmetidine, ranitidin…) hoặc các thuốc ức chế bơm proton (omeprazol, lansorprazol…), được sử dụng trong điều trị chứng hôi miệng do các bệnh lý đường tiêu hóa như: viêm loét dạ dày – tá tràng, trào lưu thực quản – dạ dày…

Các thuốc kháng sinh nhóm beta-lactam, macrolid… được sử dụng trong điều trị chứng hôi miệng do các bệnh lý nhiễm trùng đường hô hấp (viêm xoang, viêm họng, viêm amidan…) hoặc các bệnh nhiễm trùng răng miệng (viêm lợi, sâu răng, nha chu…).

Phòng ngừa hôi miệng

Việc phòng ngừa chứng hôi miệng là hết sức quan trọng, cần thực hiện các biện pháp vệ sinh răng miệng thật tốt:

Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ, dùng chỉ nha khoa và bàn chải cạo lưỡi để loại bỏ thức ăn thừa.

Nếu sử dụng răng giả, trước khi đi ngủ nên tháo rời và ngâm vào dung dịch sát trùng, sau khi thức dậy nên chải răng sạch sẽ rồi mới sử dụng trở lại.

Nên đi khám răng đều đặn để sớm phát hiện các bệnh lý răng miệng giúp điều trị kịp thời.

Và thay đổi lối sống như:

Hạn chế sử dụng bia rượu, cà phê và các loại gia vị hành, tỏi… gây hôi miệng.

Không hút thuốc lá.

Nên uống nhiều nước giúp miệng được sạch và không bị khô.

Ăn nhiều loại rau quả có chứa nhiều vitamin C (một loại vitamin rất tốt cho răng miệng).